Ta kiếp này & kiếp sau là một hay hai?
07/12/2015 136 Lượt xem

Ta kiếp này & kiếp sau là một hay hai?

QATV.VN – Nếu ta trong kiếp này và kiếp sau chính là một, đó là quan điểm của những tôn giáo tin vào tự ngã…

HỎI: Tôi tin luân hồi của Phật giáo nhưng không biết con người của kiếp này với kiếp sau là một hay là hai? Vì sao? (MINH HÀ,
hanguyen199@yahoo.com)

15948960858_87fe1e460d_o

ĐÁP:

Bạn Minh Hà thân mến!

Theo Phật giáo, con người sau khi chết đi không mất hẳn mà thần thức tiếp tục theo nghiệp tái sanh trong 3 cõi, 6 đường tương ứng với nghiệp nhân đã gây tạo. Cụ thể là những ai tu tập thiền định thì sanh về cõi Sắc giới hay Vô sắc giới. Còn những người bình thường thì theo nghiệp thiện ác mà sanh về trời, a-tu-la, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục (6 đường – thuộc cõi Dục  giới).

Trong trường hợp, kiếp này ta được phước báo làm người, kiếp sau ta cũng tái sinh làm người. Chắc chắn rằng, ta trong kiếp này và kiếp sau không phải là một, dù rằng toàn bộ hạt giống tâm thức được chuyển sang kiếp sau. Chính xác là thân sau có sự kế thừa nghiệp lực của thân trước, chứ không phải một với thân kiếp trước. Mặt khác, ta trong kiếp này và kiếp sau cũng không phải là hai vì sự thừa tự nghiệp gần như trọn vẹn của chính mình.

Nếu ta trong kiếp này và kiếp sau chính là một, đó là quan điểm của những tôn giáo tin vào tự ngã, linh hồn vốn trường cửu, thuần nhất, bất biến. Nếu ta trong kiếp này và kiếp sau chính là hai thực thể riêng biệt thì cái gì luân hồi? Theo Phật giáo, tuy có thức tái sanh, mang toàn bộ chủng tử nghiệp thức sang kiếp sau nhưng đó không phải tự ngã, linh hồn có tính bất biến. Thân trước, thân sau đều chịu chi phối mạnh mẽ bởi quy luật duyên sinh, vô thường, nên chúng không phải một, không phải khác, vô ngã tính.
Theo Giác Ngộ
Trước Khóa tu GHTT kỳ 44 - Chúc mừng năm mới 2016
Sau Hoằng pháp là Phật sự của tứ chúng

Thông tin tác giả

Bài viết bạn có thể thích

Kinh Sách

Sách: Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mật tông, hay Kim Cang thừa, là giai đoạn phát triển thứ ba của tư tưởng Đại thừa Phật giáo, sau Bát nhã và Duy thức; và Tây Tạng được