Lời Phật dạy giữa có và không
Có những việc trên đời người ta cứ ngỡ là có, nhưng đó chính lại là không, hoặc những chuyện người ta cho không bao giờ có thể có, nhưng trên thực tế là có.
Có và không, đến, rồi đi, cứ lặp đi lặp lại như một vòng xoáy bất tận. Trong cuộc sống thường ngày chữ có và chữ Không, thực sự chúng chỉ là những thứ phổ biến bình thường tìm thấy rất nhiều, thông qua việc dùng năm giác quan của con người.
Chữ có và chữ không thường được xem như hai từ trái nghĩa, bởi vì chúng có khả năng làm nổi bật sự đối lập giữa hai mặt hay hai đối tượng nào đó một cách rõ rệt. Thí dụ: Có xa không? Không có xa.
Theo sự sử dụng ngôn ngữ chữ có được người ta dùng để chỉ định cho những trạng thái tồn tại nào đó giữa con người và các vạn vật trong thiên nhiên qua nhiều lãnh vực khác nhau…
Chữ không thường được dùng để biểu thị cho ý phủ định theo một cách nói chung chung trong những sinh hoạt thường nhật của nhân loại. Tuy nhiên chữ Không cũng có những nghĩa khác nhau tùy theo cách dùng riêng qua dạng danh từ, phụ từ hay tính từ…
Có và không luôn nằm trong một mối liên hệ với nhau để tạo nên đời sống phát triển trong xã hội hiện hữu của con người. Có và không giống như một cái bánh xe quay. Mỗi điểm của bánh xe đang lăn khi tiếp xúc với mặt đường, được hiểu như là cái đến, sự hình thành, sự có mặt… và khi những điểm tiếp xúc với mặt đường mà vòng quay của bánh xe đã vượt qua, thì được xem như là cái đi, cái mất… và cái điểm tiếp xúc của bánh xe đang lăn trên mặt đường sinh ra sau khi cái điểm tiếp xúc hiện tại kết thúc, đó là sự tái sinh theo chu kỳ.
Nhờ vào sự đối chiếu giữa cái có và cái không của vạn vật, bằng cái nhìn, cái nghe thường nghiệm và sự hiểu biết am tường về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, thì con người ta có thể nhận định rõ một cái không thật trong thế giới hiện hữu của họ. Điều này có thể chứng minh qua Tâm Kinh hay thập nhị nhân duyên của nhà Phật.
Nếu có giây phút nào dừng lại để nhìn, để nghe và suy xét tận tường, thì mới thấy sự tồn tại thường ngày của vạn vật thường xuyên biến đổi trong đời sống và ngay chính cả bản thân mình. Đó là luật tự nhiên đã có trong bản chất của sự vật. Tất cả vạn vật được tồn tại hay bị biến thái, cũng đều tùy thuộc vào các điều kiện tương trợ tổng hợp khác nhau, bằng những yếu tố chung hoặc những yếu tố riêng trong các nhóm cá thể, tụ hội lại và tác động với nhau trong từng khoảnh khắc và cứ liên tục xoay vòng không dừng.
Qua hình ảnh hột lúa và cây lúa, hay bóng trăng đáy nước nhìn thấy như có nhưng không thực, chỉ là một sự giả hợp do sự kết hợp của nhiều nhân duyên tạo thành, chính nó không có tự tánh, không có chủ thể. Cho nên tất cả các pháp từ vô tình đến hữu tình đều vay mượn nhau, hỗ trợ nhau, nương tựa nhau mà sinh khởi và tồn tại, đúng như lời của Đức Phật nói trong Kinh A Hàm: Cái này có, nên cái kia có, cái này không có, nên cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt.
Khi biết và hiểu được lý này thì giữa Có và Không trong đời sống còn nhiều điều thú vị để tìm hiểu và học hỏi.
TS Huệ Dân
Theo Phật học đời sống
Thông tin tác giả
Bài viết bạn có thể thích
Ý nghĩa và phương pháp thực hành pháp tu trì đức Phật Quan Âm Tứ Thủ
Đức Quan Âm là hiện thân vô ngại của sự thanh tịnh thuần khiết, của lòng từ bi, tình yêu thương và trí tuệ với bản nguyện khai mở, hiển
Cho người là để cho mình
QATV.VN – Cho mà vui như tặng, như hôm nào mình mời ai đó một cái bánh mà họ nhận thì mình thấy vui, đẹp lòng. HỎI: Tôi là Phật tử, thường
Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời
QATV.VN – Người con gái biết giữ gìn, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã