Sáu sức trang hoàng của Ngài Naropa
Sáu sức trang hoàng của ngài Naropa nằm trong những xá lợi có ý nghĩa nhất của Phật giáo đang sử dụng trong hiện tại. Ngài Naropa mang Sáu thức trang hoàng bằng xương tại thời điểm đạt giác ngộ và đây là hiện vật lịch sử của nền văn minh Hy Mã Lạp Sơn. Nhà dịch giả vĩ đại Marpa cũng là học trò của Ngài Naropa và đã nhận những giáo pháp siêu việt về Đại Thủ Ấn và Sáu pháp Du già của Naropa. Chỉ bằng cách hoàn thiện hết các pháp thực hành này, Ngài Marpa đã đạt được giác ngộ. Khi Ngài Marpa thành đạo, Ngài Naropa tuyên bố “Sự gia trì của Bậc Thầy Krishnacharya đem lại sự sống cho các dòng truyền thừa của miền Đông, Bậc Thầy Aryacharya gia trì cho dòng truyền thừa phía Nam, vua Indrabhodi truyền ảnh hưởng tâm linh của mình cho các dòng truyền thừa phía Tây. Hãy đích thân để tâm các dòng truyền thừa phương Bắc, của Miền đất Tuyết phủ. Ngài không còn việc gì cần làm ở đây nữa, hãy quay về Tây Tạng. Tôi truyền cho Ngài sức mạnh từ di sản của tôi; tôi thọ kí Ngài làm nhiếp chính – thay tôi nơi mái nhà của Thế giới. Miền đất Tuyết tràn đầy những môn đồ đầy năng lực, những bình chứa đáng trân trọng Giáo pháp của ta.” Rồi ngài Naropa đem Sáu sức trang hoàng bằng xương của mình truyền cho Ngài Marpa và tiên đoán rằng Sáu sức trang hoàng bằng xương sẽ tồn tại trong dòng truyền thừa xuất phát từ ngài Naropa và sẽ được dùng để tăng trưởng tín tâm.
Ngài Naropa
Ngài Marpa đi về Tây Tạng hoằng pháp, trở thành một nhà hoạt động Phật giáo quan trọng hoằng dương các giáo pháp của Ngài Naropa và Sáu thức trang hoàng bằng xương tiếp tục đem lại sự tăng trưởng tín tâm. Ngài Marpa gửi gắm Sáu sức trang hoàng bằng xương lại cho đại đệ tử Ngokton Choku Dorje (1036-1102), dặn dò gìn giữ cẩn thận cho đến đời thứ bảy thì đưa lại cho chủ nhân thực sự của Sáu sức trang hoàng. Khi người kế thừa thứ bảy của truyền thừa Ngokton, ngài Ngokton Jangchub (1360-1446) gặp Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và tuyên bố Đức Pháp Vương chính là hiện thân của Naropa, vị thánh học giả và đã dâng tặng Sáu sức trang hoàng bằng xương của Naropa.
Cả gần nghìn năm nay, Sáu sức trang hoàng bằng xương đã được dùng làm xá lợi để tang trưởng tín tâm. Người có lòng tin cho rằng, những người cầu đạo xứng đáng có thể nhận được sự giác ngộ chỉ bằng việc chiêm bái Sáu sức trang hoàng này, nay được coi như hiện vật sống của lịch sử Hy Mã Lạp Sơn. Cho đến hiện tại, cứ 12 năm một lần, trên đỉnh của dãy Hy Mã Lạp Sơn, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa lại đeo Sáu sức trang hoàng tại Ladakh, Ấn độ, một nơi tập trung lớn nhất của Hy Mã Lạp Sơn. Hàng trăm nghìn người trên thế giới sẽ tụ lại cả tháng dài cùng tham gia vào một trong các nghi lễ cổ xưa và thần thánh nhất của dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nhiều người đến để bày tỏ lòng kính trọng, một số khác đến để nhận gia trì, nhưng đối với người dân địa phương đây là biểu tượng của tín tâm, của lòng từ bi, và một lời nhắc nhở về một di sản văn hoá dồi dào.
GIẢI THOÁT TRỰC TIẾP BẰNG HÌNH ẢNH
Nhiều người tin rằng Sáu sức trang hoàng bằng xương mang gia trì mạnh mẽ như hiện thân của các vị Phật. Trong truyền thống Hy Mã Lạp Sơn, các bậc giác ngộ hiện thân dưới nhiều hình tướng khác nhau. Ngoài việc hoá thân thành người hay các Đức Phật, các Ngài còn hiện thân thành các đồ vật, mang sự gia trì và giải thoát giác ngộ qua việc nhìn, nghe và nếm. Thánh tích xương Sáu sức trang hoàng của ngài Naropa đem gia trì cho những ai có cơ duyên chiêm bái, và chỉ đơn giản là nhìn thấy các thánh tích này đã mang theo sự gia trì lớn lao đến mức cánh cửa xuống ba cõi thấp – súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục – đã được đóng lại. Cũng vậy, cuộc đời hiện tại của người chiêm bái sẽ thay đổi và đảm bảo sự tái sinh tốt đẹp.
Thông tin tác giả
Bài viết bạn có thể thích
Ý nghĩa và phương pháp thực hành pháp tu trì Lục Độ Phật Mẫu Tara
Trong vô số kiếp quá khứ, khi thấu suốt căn nguyên của khổ đau luân hồi, với lòng từ bi vô hạn và hạnh nguyện lợi tha, Đức Lục Độ
Nhân quả trùng điệp
QATV.VN – Nhân quả theo Phật giáo là những mối quan hệ đa tuyến, đan xen điệp điệp trùng trùng… HỎI: Tôi đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin
Mật tông – Các giáo lý bí mật hay bí truyền
Mật tông là phần bí mật hay bí truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử