Đại học Nalanda sắp hồi sinh
21/06/2013 Comments 0 126 Lượt xem

Đại học Nalanda sắp hồi sinh

Đại học Nalanda nằm ở miền Bắc Ấn Độ, đã thu hút các học giả từ khắp nơi ở châu Á đến học. Nó tồn tại hàng trăm năm trước khi bị phá hủy bởi những kẻ xâm lược vào năm 1193.

Ý tưởng khôi phục Đại học Nalanda trở thành một trung tâm học thuật quốc tế đang được hồi sinh bởi một nhóm các chính khách và học giả do Giáo sư Amartya Sen, người đoạt giải Nobel kinh tế, dẫn đầu.

Nalanda 1

Một góc tàn tích của Đại học Nalanda tại Bihar, Ấn Độ – Ảnh: Minh Phú

Đại học Nalanda nằm ở miền Bắc Ấn Độ, đã thu hút các học giả từ khắp nơi ở châu Á đến học. Nó tồn tại hàng trăm năm trước khi bị phá hủy bởi những kẻ xâm lược vào năm 1193.

Ý tưởng khôi phục Đại học Nalanda trở thành một trung tâm học thuật quốc tế đang được hồi sinh bởi một nhóm các chính khách và học giả do Giáo sư Amartya Sen, người đoạt giải Nobel kinh tế, dẫn đầu.

Nalanda 2

Giáo sư Amartya Sen, người dẫn đầu dự án khôi phục đại học Nalanda

Nhóm này muốn thành lập một trường đại học có đẳng cấp quốc tế với các sinh viên hàng đầu thế giới và các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trên một khu đất gần khu tàn tích của Đại học Phật giáo Nalanda xưa ở bang Bihar, Ấn Độ.

Đại học Quốc tế Nalanda mới sẽ tập trung vào các ngành khoa học nhân văn, kinh tế và quản lý, hội nhập châu Á, phát triển bền vững và ngôn ngữ học phương Đông.

Tuy nhiên, việc xây dựng một trường đại học hàng đầu bắt đầu từ con số không, và để nó cô lập ở khu vực xã hội còn kém phát triển của Ấn Độ là một đòi hỏi quá cao.

Một số người hoài nghi rằng, làm sao một trường đại học quốc tế có thể phát triển trong một khu vực kém phát triển như vậy?

Ông Philip Altbach, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế tại trường Đại học Boston ở Hoa Kỳ nói rằng: “Liệu có thu hút được các sinh viên hàng đầu và các giảng viên đến vùng nông thôn ở Bihar không?”

Tuy nhiên, ông Amartya Sen vẫn không hề nản chí. Ông nói: “Công việc của chúng ta là xây dựng trường đại học Nalanda mới và thiết lập việc giảng dạy. Bây giờ chỉ là giai đoạn khởi đầu. Trường đại học Nalanda xưa phải mất 200 năm mới đạt đến mức hưng thịnh, chúng ta có thể không mất 200 năm, nhưng có lẽ sẽ mất vài thập kỷ”.

Sau khi trường đại học Nalanda bị phá hủy vào thập niên 1190, việc giảng dạy vẫn duy trì một thời gian. Một số người cho rằng việc giảng dạy của đại học Nalanda được duy trì đến vài trăm năm sau đó, nhưng có vẻ như không có gì giống với trước đó trường đã đào tạo. Cho đến nay thì không còn gì cả, phải bắt đầu từ con số không.

Vào năm 2006, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản và Thái Lan công bố kế hoạch phục hồi trường đại học Nalanda dựa trên tầm nhìn của Nalanda cũ. Và kế hoạch đó đã được sự ủng hộ của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bao gồm cả các nước Đông Nam Á, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ.

Trường đại học mới sẽ được xây dựng ở Rajgir, cách di tích ngôi trường cũ khoảng 10km, với những tòa nhà được lên kế hoạch dựa trên các nguyên lý Phật giáo cổ điển.

Hiện tại, cơ sở tạm thời đã được bảo đảm và trường hậu đại học đã công bố lời mời các nhà nghiên cứu và các học giả từ khắp nơi trên thế giới. Hai khoa đầu tiên là khoa lịch sử và khoa sinh thái học và môi trường sẽ tuyển lượng sinh viên đầu tiên vào năm sau.

Giáo sư Sen cho biết, sẽ có sự hợp tác tích cực với Đại học Yale về ngành nghiên cứu lâm nghiệp, với khoa lịch sử ở Đại học Chulalongkorn – Bangkok, với Đại học Seoul – Hàn Quốc và Đại học Bắc Kinh – Trung Quốc.

Tầm nhìn quốc tế này có thể thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục đại học ở Ấn Độ, một nền giáo dục vốn được xem là hướng nội và ít có tính quốc tế hóa hơn so với các nước khác ở châu Á, kể cả Trung Quốc.

Nếu mọi việc suôn sẻ, nó sẽ làm danh tiếng của Đại học Nalanda xưa càng thêm lẫy lừng, mặc dù đã trải qua 800 năm bị lãng quên.

Đại học Nalanda đã từng có thời điểm có hơn 10.000 sinh viên, chủ yếu là các tu sĩ Phật giáo, nhiều người trong số đó đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia thuộc miền Đông Nam, miền Trung và Tây Á.

Ngài Huyền Trang, vị tu sĩ nổi tiếng của Trung Quốc đã đến học tại Đại học Nalanda vào thế kỷ thứ VII, ngài đã để lại những bài miêu tả đáng kinh ngạc về sự phát triển lớn mạnh, sự phồn thịnh của Nalanda, trong đó có phần miêu tả về tòa thư viện chín tầng cao vút tầng mây.

Ngài Huyền Trang đã tìm cách để học hỏi với những người giỏi nhất về kinh điển Phật giáo tại Nalanda lúc bấy giờ. Đại học Nalanda đã đạt đến đỉnh cao quyền lực và uy tín của nó. Cả người dân ở Hàn Quốc và Nhật Bản cũng biết đến Nalanda – danh tiếng của nó đã được lan truyền qua các tuyến đường thương mại châu Á.

Khi ngài Huyền Trang ở Nalanda, đấy là một nơi sôi động, quy tụ nhiều học giả, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giảng dạy và cuộc tranh luận. Tất cả những ý tưởng sâu xa nhất về Phật giáo đã được khám phá và phân tích tại Nalanda.

Đại học Nalanda mới hy vọng sẽ tương hợp với sự nghiêm khắc về trí tuệ, nhưng nó sẽ không phải là một tổ chức tôn giáo.

Đại học Nalanda không chỉ quan tâm đến Phật giáo. Ngay cả trước đây, Đại học Nalanda xưa cũng đã thực hiện những nguyên tắc phổ quát. Nalanda xưa đã có các môn thế học, sức khỏe cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến logic học, chiêm tinh học, toán học và ngôn ngữ. Tuy nhiên, tinh thần của Nalanda là một phần của sự hấp dẫn.

Nhưng Giáo sư Altbach, một chuyên gia về các trường đại học đẳng cấp thế giới, có những hoài nghi về vị trí của ngôi trường.

Vị trí của một viện học là quan trọng, ông nói. Nalanda có thể thu hút một số lượng nhất định các nhà tư tưởng lớn, nhưng các học giả muốn được ở một nơi có cơ sở hạ tầng tốt. Họ muốn một khu vực có văn hóa cùng với các tiện nghi và những cửa hàng cà phê, và một cộng đồng các nhà trí thức rộng lớn hơn trong khuôn viên trường.

Tuy nhiên, bang Bihar cũng đã nổi lên như một bang phát triển nhanh nhất của Ấn Độ với mức tăng trưởng kinh tế 12% vào năm ngoái.

Các vùng nông thôn nhìn khô cằn và nghèo khó. Ngày nay có một số ruộng đồng tươi tốt. Các cửa hàng đầy đủ hơn, các sari đã trở nên tươi sáng hơn, ông Yeo cho biết.

Theo Nand Kishore Singh, thành viên của quốc hội ở bang Bihar và là thành viên của Ban quản lý Đại học Nalanda, chính ngôi trường đại học sẽ giúp phát triển khu vực, sẽ tác động đến khoảng 60 ngôi làng xung quanh giúp cải thiện đời sống về nông nghiệp và du lịch.

Hai khoa tiếp theo sẽ đào tạo sẽ là công nghệ thông tin, quản lý và kinh tế học, chúng sẽ giúp đẩy mạnh cơ hội việc làm để bang Bihar có thể bắt kịp với phần còn lại của Ấn Độ, Giáo sư Sen cho hay.

Một số lượng lớn các cơ sở hạ tầng đã được quy hoạch cho bang Bihar, bao gồm đường giao thông, sân bay quốc tế ở Gaya, và chính quyền bang Bihar đã hoàn toàn ủng hộ dự án trường đại học.

Tuy nhiên, xây dựng một trường đại học hàng đầu là cực kỳ tốn kém, đặc biệt là ở vùng nông thôn kém phát triển, ngay cả khi đã được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ nước ngoài và chính quyền trung ương, giáo sư Altbach cho biết.

Trong khi đất đã được bang Bihar cung cấp, các nhà tài trợ của Đại học Nalanda ước tính sẽ cần đến khoảng 1 tỷ đô-la Mỹ. Đấy được xem là một khoản tiền khiêm tốn so với một số trường đại học lớn trên thế giới.

Úc sẽ tài trợ cho người giữ chức vị trưởng khoa của khoa sinh thái và môi trường. Singapore sẽ thiết kế, xây dựng và tặng thư viện trị giá lên đến 7 triệu đô-la Mỹ. Thái Lan sẽ hỗ trợ 100.000 đô-la Mỹ, và Trung Quốc đã công bố hỗ trợ 1 triệu đô-la Mỹ cho khoản xây dựng.

Giáo sư Sen cho hay, Đại học Nalanda sẽ xây dựng và đưa vào sử dụng từ từ, khoa này rồi đến khoa khác chứ không phải có tất cả mọi thứ cùng một lúc.

Ngay cả các nhà phê bình mạnh nhất của dự án này cũng thừa nhận ý tưởng về một Đại học Nalanda mới là có tính khả thi. Một quốc gia như Ấn Độ phải nhảy vào xây dựng nó. Đại học Nalanda mới này có thể cho thấy rằng Ấn Độ hiện diện ở châu Á không chỉ về kinh tế và quân sự mà còn về mặt trí tuệ, giáo sư Muni nói.

Những người khác thì nhận định rằng, với dự án này, châu Á sẽ khẳng định mình trên trường quốc tế bằng cách thể hiện sức mạnh mềm.

Ông Yeo, thành viên ban quản lý dự án, chia sẻ: “Tôi hy vọng dự án này có thể khiến Trung Quốc và Ấn Độ xích lại gần nhau hơn. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đại diện cho hai nền văn minh lớn của khu vực Đông Á và Nam Á”. Nhưng ông cũng thừa nhận, sự hồi sinh của Nalanda sẽ là một thách thức lớn và chưa có gì để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ thành công. Ý tưởng thì lớn nhưng việc thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn.

Yojana Sharma

Minh Nguyên dịch

(Theo www.bbc.co.uk)

Nguồn: Báo Giác Ngộ

– See more at: http://www.thegioiphatgiao.vn/dactrung/dai-hoc-nalanda-sap-hoi-sinh#sthash.PoxKDkzS.dpuf

Trước 205.000 ngàn con cá được thả xuống Kênh Tàu Hủ & Nhiêu Lộc
Sau Kinh hoàng tai nạn nạo phá thai

Thông tin tác giả

Bài viết bạn có thể thích

Tin Tức

Ban trị sự GHPGVN Quận Phú Nhuận đã long trọng cử hành lễ kính mừng Phật Đản PL. 2560 – DL2016

Ban trị sự GHPGVN Quận Phú Nhuận đã long trọng cử hành lễ kính mừng Phật Đản PL. 2560 – DL2016 vào lúc 17h00, ngày 18/05/2016 (12/04 Bính Thân) tại lễ đài

Phật Giáo Việt Nam

Pháp Vương Drukpa: ‘Tình yêu thương bắt đầu bằng sự hiểu biết’

‘Hãy coi người khác quan trọng hơn chính mình, coi tự nhiên, môi trường quan trọng hơn chính mình, chúng ta sẽ được hưởng thành quả từ đó’ – Pháp

Phật Giáo Việt Nam

Tp. HCM: Khai mạc triển lãm tranh “Đất nước, con người Việt Nam với Phật giáo

Nhân dịp Hội thảo “Phật giáo nguyên thủy trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” được tổ chức trọng thể ngày 18/1/2014 tại hội trường của Trường Đại học Khoa học

0 Bình luận

Chưa có bình luận!

Bạn có thể là người đầu tiên bình luận bài viết này

Để lại phản hồi