Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn
Sáng ngày 1 tháng 12 năm 2013 (nhằm ngày 29 tháng 10 năm Quý Tỵ), tại chùa Ngoạ Vân, thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, đã long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn tại Am Ngọa Vân.
Quang lâm chứng minh và tham dự có sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm: TT. Thích Thông Phương, Phó Ban hoằng pháp TƯ GHPGVN, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử; ĐĐ. Thích Thanh Lịch, Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; chư Tôn đức Tăng Ni cùng đông đảo quý Phật tử thập phương.
Về phía lãnh đạo chính quyền có: ông Vũ Văn Học, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Triều, các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Thường trực HĐND, Thường trực UBND huyện, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của huyện, cùng đông đảo quần chúng nhân dân đã về tham dự buổi lễ.
Tại buổi lễ, Đại Đức Thích Thanh Lịch đã đọc văn tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, Ngài là con vua Trần Thánh Tông. Tương truyền, khi mới sinh, Ngài có những đặc điểm khác thường, màu da toàn thân như vàng ròng, sáng chói, được Vua cha đặt tên là Phật Kim. Từ nhỏ, Ngài đã học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ, được Thượng Sĩ hết lòng hướng dẫn, trao đổi những yếu nghĩa Thiền tông. Năm 21 tuổi Ngài được Vua cha truyền ngôi, trị vì thiên hạ Đại Việt, lấy đức trị vì, dân chúng an cư lạc nghiệp, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo. Vào các năm 1285 và 1288, Ngài đã lãnh đạo quân dân Đại Việt, 2 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông. Sau khi đất nước thanh bình, ngài củng cố triều đình, phủ dụ, đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước Đại Việt hùng cường, để lại những mốc son rực rỡ trên mọi lĩnh vực. Năm 1295, sau khi Ngài truyền ngôi cho con, Ngài đến chùa Vũ Lâm, Ninh Bình tập sự xuất gia. Tháng 10 năm Kỷ Hợi, Ngài vào núi Yên Tử, chính thức tu hạnh Đầu Đà (khổ hạnh), với sự sống an vui, tự tại, Ngài chuyển pháp luân, trang trải ánh đạo vàng trên khắp quê hương nước Việt. Năm 1307, Ngài truyền Y Bát cho Tôn giả Pháp Loa. Sau khi truyền Y Bát, Ngài tập trung biên soạn Kinh sách, Ngữ lục. Ngài đã để lại cho đàn hậu học những tài liệu vô cùng quý báu. Ngày 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308), Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch, thọ thế 51 tuổi, tại Am Ngọa Vân thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Ông Trần Văn Vinh, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Triều phát biểu.
Đại Đức Thích Thanh Lịch đọc văn tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Hôm nay, nhân kỷ niệm 705 năm ngày Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn. Với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hướng về cuội nguồn dân tộc, chư Tôn đức Tăng Ni, quý vị đại biểu các Phật tử và nhân dân trong và ngoài huyện tụ hội về đây cùng nhau thắp nén tâm hương, tưởng nhớ tới thân thế, sự nghiệp của Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông, để tỏ lòng thành kính và tri ân công đức cùa Ngài. Khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc; quyết tâm phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước phát triển ngày càng phồn thịnh.
Cuối buổi lễ, chư Tôn đức Tăng Ni, quý vị đại biểu cùng các Phật tử và toàn thể nhân dân đã dâng hương tưởng niệm 705 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn.
Xin trân trọng gửi tới quý độc giả một số hình ảnh ghi nhận được tại buổi lễ:
Hoàng Tuấn
Theo Phật giáo Quảng Ninh
Thông tin tác giả
Bài viết bạn có thể thích
Sự gia trì tâm linh cho hạnh phúc lứa đôi
Sáng ngày 07-07-2013, tại Quan Âm Tu Viện (Q.Phú Nhuận) đã diễn ra trọng thể Lễ Bố Tát mùa An Cư Kiết Hạ của Phật giáo quận Phú Nhuận. Cũng
PG Q.Phú Nhuận: 7 đóa sen “khổng lồ” trên sông Nhiêu Lộc mừng Phật Đản PL. 2557
Hòa cùng không khí hân hoan chuẩn bị đón mừng ngày Khánh đản của Đức Từ Phụ và dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu
Rộng mở tâm hồn để đón nhận tất cả
Tại sao chúng ta luôn chấp trì vào ý nghĩ rằng cuộc sống phải luôn thanh bình, êm ả? Rất nhiểu người cho rằng chúng ta chỉ có thể thực