Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời về hóa thân và tái sinh
03/04/2014 180 Lượt xem

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời về hóa thân và tái sinh

“Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào nguòi ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ”.

Ngài tự nhận ngài ra sao?

Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thê mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi. Thế nên, một cách tự nhiên, tôi tự cảm thấy mình nhiều phần là nguòi của tôn giáo hơn. Ngay cả trong đời thường của tôi, tôi co thể nói rằng tôi để 80% thời gian của mình cho các sinh hoạt tâm linh và 20% cho Tây Tạng. Đời sống tâm linh hay tôn giáo là điều mà tôi biết và có quan tâm hơn. Còn về chinh trị, tôi không có được sự giáo dục hiện đại nào, ngoại trừ chút ít kinh nghiệm. Đó là một trách nhiệm lơn đối với nguòi không được trang bị kỹ càng. Đây không phải công việc thiện nguyện, nhưng là điều mà tôi cảm thấy tôi phải theo đuổi và dân tộc Tây Tạng đã đặt hy vọng và niềm tin vơi tôi.

Ngài sẽ là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng?

– Vấn đề định chế Đạt Lai Lạt Ma cần duy trì hay không là tùy thuộc hoàn toàn vào ước muốn của dân Tây Tạng. Họ sẽ quyết định. Tôi đã nói rõ như thế từ năm 1969.

Xin cho biết cảm xúc đầu tiên của ngài khi được công nhận là Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã nghĩ gì khi chuyện đó xảy tới cho ngài?

– Tôi rất hạnh phúc. Tôi thích nhiều lắm chơ. Ngay cả trước khi tôi được công nhận, tôi thường nói với mẹ tôi rằng tôi sắp đi tới Lhasa. Tôi vẫn thường kiểng chân cỡi ngưỡng cửa sổ tại nhà chúng tôi. Giả vờ như tôi đang cỡi ngựa tới Lhasa. Tôi lúc đó là một cậu bé, nhưng tôi nhơ như thế rõ ràng. Tôi có một mong muốn mạnh mẽ đi tới đó. Một chuyện khác mà tôi không nhắc tới trong cuốn tự truyện của tôi là sau khi tôi ra đời, một cặp chim quạ bay tới hót trên mái nhà chúng tôi. Chúng bay tơi mỗi buổi sáng, ở lại ít lâu và rồi bay đi. Đây là một điểm quan tâm đặc biệt vì các sự kiện tương tự đã xảy ra vào lúc sinh ra đời của các vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ nhất, thứ bãy, thứ tám và thứ mười hai. Sau khi họ ra đời, một cặp chim quạ bay tới và ở lại. trong trường hợp tôi, lúc đầu, không ai chú ý cả. Tuy nhiên, gần đây, có lẽ cách nay ba năm, tôi nói chuyện với mẹ tôi, và bà nhớ lại chuyện đó. Bà đã nhận thấy chúng tới vào buổi sáng; một chút rồi bay đi, và rồi sáng hôm sau nữa, lại tới. Còn chuyện này nữa, vào đêm sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ nhât ra đời, bọn cướp đột nhập vào nhà ngài. Ba mẹ ngài bỏ chạy và để cậu bé sót lại. Hôm sau, khi họ về lại nhà, và ngạc nhiên về điều xảy ra cho con họ, họ thấy cậu bé sơ sinh ở góc nhà. Một con chim quạđứng trước cậu bé, bảo vệ cậu. Sau đó, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trưởng thành và tiến bộ trong tu tập tâm linh, ngài đã tiếp cận trực tiếp trong thiền định với vị thần hộ pháp, Mahakala. Lúc đó, vị Mahakala nói với ngài, “Một người như ngài đang hộ trì chánh Pháp cần một vị bảo vệ như tôi. Ngay từ ngày ngài ra đời, tôi đã giúp ngài”. Do vậy chúng ta có thể thấy, tất nhiên có liên hệ giữa Mahakala, các con chim quạ, và các Đạt Lai Lạt Ma.

Một chuyện khác xảy ra, mà mẹ tôi nhớ rất rõ ràng, là khi tôi mới tơi Lhasa, tôi nói rằng răng của tôi nằm trong một cái hộp tại một ngôi nhà nào đó ở Norbulinka. Khi họ mở hộp ra, họ thấy một bộ răng giả nguyên là của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Tôi chỉ vào hộp, và nói rằng răng của tôi ở trong đó, nhưng bây giờ thì tôi không nhơ chuyện đó chút nào. Các ký ức mới trong thân này thì mạnh mẽ hơn. Quá khứ đã trở thành nhỏ hơn, mơ hồ hơn. Trừ phi tôi có một nỗ lức đặc biệt để nhớ lại một ký ức, còn thì tôi không nhớ gì.

Ngài có nhớ lúc ngài sinh ra đời, hay là lúc còn nằm trong bào thai?

– Vào lúc này, tôi không nhớ. Thêm nữa, tôi cũng không thể nhớ rằng vào lúc tôi còn là một cậu bé thì tôi có thể nhớ gì như thế không (lúc ra đời, lúc trong thai). Tuy nhiên, cólẽ có một dấu hiệu ngoại tại chút xíu. Trẻ em thường ra đời với đôi mắt mở ra. Đó có thể là một vài chỉ dấu nhỏ về trạng thái tâm tịnh quang trong bào thai.

Trong độ tuổi mười sáu và mười tám, sau khi ngài nắm quyền lực thế tục, ngài có gì thay đổi không?

– Vâng, tôi thay đổi…một chút xíu. Tôi trải qua nhiều hạnh phúc và đau đớn trong đó và từ việc trưởng thành, học thêm kinh nghiệm, từ các vấn đề sinh khởi và sự đau khổ, tôi đã thay đổi. Kết quả tối hậu là người đàn ông mà bạn thấy bây giờ đây (cười).

Chuyện ra sao khi ngài mới vào tuổi dậy thì? Nhiều người có một lúc nhiều khó khăn để tự xem mình như một người lơn. Điều đó có xảy ra với ngài?

– Không. Đời tôi nhiều phần trong một lệ thường. hai lần mỗi ngày, tôi học. Mỗi lần,tôi học trong một giờ, và rôi tôi chơi phần thời gian còn lại (cười). Lúc đó vào tuổi 13, tôi bắt đầu học triêt học, định nghĩa,tranh luận. Chương trình học tăng thêm, và tôi cũng học thư pháp. Mọi chuyện đều trong một lệ thương, và tôi quen như thế. Đôi khi, có những ngày nghỉ. Những ngày đó rất thoải mái, hạnh phúc. Losang Samten, người anh kế tôi, thường ở trường, nhưng trong những lúcđó thì anh tới thăm. Mẹ tôi cũng thỉnh thoảng tới và mang bánh mí đặc biệt từ tỉnh nhà chúng tôi là Amdo. Rất dày và ngon. Chính mẹ làm bánh mì.

Có vị tiền nhiệm nào của ngài mà ngài có quan tâm đặc biệt, hay ngài có tương liên đặc biệt nào với vị đó?

– Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13. Vị này đã cải tiến nhiều về tiêu chuẩn học vấn trong các tu viện đại học. Vị này đã khích lệ lớn đối với các học giả thật sự. Ngài đã đưa ra các tiêu chuẩn để những người không đủ phẩm chât bị ngăn cản, không vào nổi các chức sắc tôn giáo, không cho thành một viện chủ và v v…Ngài rất nghiêm túc về mặt này. Ngài cũng đã cho thọ giới hàng chục ngàn vị sư. Đó là hai thành tựu tôn giáo lơn lao của ngài. Ngài đã không cho nhiều lễ quán đảnh, hay cho nhiều bài diễn thuyết. Thế này, đứng về mặt quốc gia, ngài đã co tư tưởng lơn về nghệ thuật quản lý đất nước, đặc biệt về các quận huyện xa xôi hẻo lánh, về cách nên quản lý các nơi đó ra sao…Ngài quan tâm rất nhiều về cách quản lý chính phủ hiệu quả hơn. Ngài có quan tâm lớn về biên giới chúng ta và các thứ tương tự.

Trong đời ngài, những gì là các bài học cá nhân lớn nhất hay các thách thức nội tâm lớn nhất? Những chứng ngộ và kinh nghiệm nào đã ảnh hưởng nhiều nhất vào sự trưởng thành của ngài trong cương vị một cá nhân?

– Về kinh nghiệm tôn giáo, và hiểu biết về Tánh không (emptines: không có tự ngã độc lập), vài cảm xúc, vài kinh nghiệm, và hầu hết là Bồ đề tâm, lòng vị tha. Kinh nghiệm đó giúp nhiều lắm. Trong vài cách, bạn có thể nói rằng nó đã biến tôi thành một người mơi, một người đàn ông mới. tôi vẫn đang thăng tiến. Đang cố gắng. Nó cho bạn sức mạnh nội tâm, lòng can đảm , và dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh hơn. Đó là một trong những kinh nghiệm lớn

Còn về chuyện ngài là hóa thân của vị Bồ tát từ bi vô lượng, Avalokiteshvara (Quan Thế Âm Bồ tát). Bản thân ngài cảm thấy gì về điều này? Đó là điều mà ngài có một cái nhìn minh bạch ở cách này hay cách khác?

– Thật khó cho tôi để noi một cách khẳng định. Trừ phi tôi tiến hành trong một nỗ lực thiền định, thí dụ như nhìn ngược lại đời của mình, từng hơi thở một, còn thì tôi không có thể nói một cách chính xác. Chúng tôi tin rằng có bốn loại tái sinh. Một là loại bình thường, khi một chúng sinh không có thể tự quyết định được nơi người này tái sinh, mà chỉ là tái sinh tùy thuộc vào bản chất các việc làm quá khứ. Trường hợp đối nghịch, là của một vị Phật đã hoàn toàn giác ngộ, vị này đơn giản hóa hiện làm một thân vật chât để giúp người khác. Trong trường hợp nay, rõ ràng người này là Đức Phật. Trường hợp thứ ba là người, nhờ vào thành quả tâm linh quá khứ, có thể chọn lựa, hay ít nhất có thể ảnh hưởng , tới nơi tái sinh và hoàn cảnh tái sinh. Trường hợp thứ tư là khi một người được ân sủng vượt quá khả năng bình thường của người này để thực hiện các chức năng hữu dụng, thí dụ như rao giảng tôn giáo. Đối với trường hợp tái sinh cuối này, lời nguyện của người đó trong nhiều kiếp trước muốn  giúp người khac phải rất là mạnh mẽ. Họ đạt được sự gia trì (tăng ích) như thế. Cho dù vài người trông tôi có vẻ nhiều phần hơn những người khac, tôi không có thể nói xác quyết tôi thuộc trường hợp nào.

Từ điểm nhìn vai trò thực tế mà ngài cư xử như Quan Thế Âm Bồ tát, ngài cảm thấy ra sao về chuyện này? Chỉ có vài người đượctôn kính, trong cách này hay cách khac, là bậc linh thánh. Vai trò này là một gánh nặng hay một niềm vui?

– Nó rất là hữu dụng. nhờ vai trò này, tôi có thể làm lợi ích lơn cho người ta. Tôi thích, vì lý do đó. Tôi thấy thoải mai với vai trò đó. Thấy rõ ràng nó rất hữu ích cho dân chúng, và rằng tôi có quan hệnghiệp lực để giữ vai trò này. Thêm nữa, cũng thấy rõ ràng có một quan hệ nghiệp lực với dân tộc Tây Tạng một cách đặc biệt. Bây giờ bạn thấy, bạn có thể xem rằng dưới hoàn cảnh như thế, tôi rất là may mắn. Tuy nhiên, phía sau chữ may mắn, có những lý do và nguyên nhân thực tại. Có sức mạnh nghiệp lực của khả năng tôi để giữ vai trò này, cũng như sức mạnh lời nguyện trong tác phẩm Bồ tát hạnh của ngài Shantideva viết là, “khi vẫn còn hư không, khi vẫn còn chúng sinh trong cõi luân hồi, tôi nguyện ở lại cõi này để cứu khổ cho chúng sinh”. Tôi có lời nguyện đó trong kiếp này, và tôi biết tôi đã có lời nguyện đó trong nhiều kiếp trước.

Với mục tiêu lớn lao như thế làm động cơ cho ngài, làm sao ngài đối phó vơi các hữu hạn cá nhân của ngài, những hạn chế của ngài như là một người?

– Một lần nữa, như đã viết trong sách của ngài Shantideva, “Nếu Đức Phật vô lượng ân phươc không có thể làm vui cho tất cả mọi chúng sinh, làm sao tôi có thể làm nổi?”. Thế đấy, ngay cả một bậc Đại giác ngộ, với năng lực và hiểu biết vô tận và với lơi nguyện cứu tất cả chúng sinh ra biển khổ, cũng không thể xóa bỏ nghiệp lực cá nhân của từng chúng sinh.

Lược theo “Questions & Answers”, http//datlailatma.com

Trước Cuộc đời truyền kỳ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
Sau Triển lãm ảnh về Pháp Vương Kim cương thừa Drukpa

Thông tin tác giả

Bài viết bạn có thể thích

Dòng Thời Gian 0 Bình luận

CHƯƠNG TRÌNH KHÓA TU “GIEO HẠT TỪ TÂM” Kì 61: “HIỂU VỀ GIỚI TÍNH, BÉ BẢO VỆ MÌNH”

CHƯƠNG TRÌNH KHÓA TU “GIEO HẠT TỪ TÂM” Dành cho các bé từ 5 đến 12 tuổi Kì 61 – Chủ đề: “HIỂU VỀ GIỚI TÍNH, BÉ BẢO VỆ MÌNH”

Gieo Hạt Từ Tâm

350 tu sinh tham dự Khóa tu Gieo Hạt Từ Tâm kỳ 33

07h40, ngày 30/10/Giáp Ngọ (21/12/2014) tại Quan Âm tu viện (Q.Phú Nhuận, Tp.HCM) đã diễn ra khóa tu Gieo Hạt Từ Tâm kỳ 33 với chủ đề A Di Đà

Các Hoạt Động

Phật giáo Phú Nhuận tổ chức lễ Nhiễu Hoa Đăng Cầu Quốc Thái Dân An

Vào tối ngày 11-5-2014 (nhằm ngày 13/4/Giáp Ngọ), Ban trị sự GHPGVN Q.Phú Nhuận, TP.HCM đã tổ chức lễ Nhiễu Hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an tại Quan