Khóa tu Thiền “Tâm An Lạc” lần 6 (12/8 – 17/8/2018)

Khóa tu Thiền “Tâm An Lạc” lần 6 (12/8 – 17/8/2018)

THIỀN QUÁN-TUỆ-VIPASSANĀ
THIỀN TỨ NIỆM XỨ
(THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP)

ĐẠI CƯƠNG VỀ VIPASSANĀ

Thiền Vipassanā là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật giáo. Kinh Mahā Satipatthāna, Dīgha Nikāya (Kinh Đại niệm xứ, Trường bộ kinh) là bản kinh căn bản Đức Phật dạy về thiền Vipassanā.
Vipassanā nghĩa là gì?Chữ “Vipassanā” được chia làm hai phần – “Vi” là nhiều phương diện khác nhau có nghĩa là vi tế, tách bạch hay rõ ràng phân minh, và “Passanā” là nhìn thấy hay soi chiếu. Vậy “Vipassanā” – Tuệ quán hay Minh sát – có nghĩa là thấy được nhiều khía cạnh, nhiều thành phần khác nhau hay quán chiếu một cách vi tế, minh bạch.Một cách rõ ràng hơn. Thiền Vipassanā là thấy sự vật qua ba đặc tính: Vô thường, Khổ và Vô ngã.
Thiền Vipassanā còn gọi là thiền Quán (song hành với thiền Chỉ), thiền Tuệ (song hành với thiền Định), thiền Minh sát. Thiền Minh sát có công năng quét sạch phiền não tham ái và chấp thủ để thành tựu giải thoát (chỉ Phật giáo mới có). Thiền Chỉ-Định có công năng định tâm, chứng các tầng thiền (Phật giáo và ngoại đạo đều có).
“Này chư Tỳ-kheo, đây là con đường độc nhất để đem lại sự thanh bình cho chúng sanh, vượt thoát sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí và chứng ngộ Niết-Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ”. (Kinh Đại Niệm Xứ).

I.NIỆM THÂN
1.NIỆM HƠI THỞ
1.1-KINH VĂN (Kinh Mahā Satipatthāna, Dīgha Nikāya)
Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.
Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. 
-Thở vô dài, vị ấy biết rõ “Tôi thở vô dài”; thở ra dài, vị ấy biết rõ : “Tôi thở ra dài”. Thở vô ngắn, vị ấy biết rõ “Tôi thở vô ngắn”. Thở ra ngắn, vị ấy biết rõ : “Tôi thở ra ngắn”. 
-“Nhận thức rõ toàn thể hơi thở vô”, (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt) tôi sẽ thở vô. “Nhận thức rõ toàn thể hơi thở ra”, (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt) tôi sẽ thở ra.
-“An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Như vậy, Tỳ khưu quán sát thân trong nội thân hay Tỳ khưu quán sát thân trong ngoại thân hay Tỳ khưu quán sát thân trong nội thân và ngoại thân.
Tỳ khưu quán sát yếu tố sinh khởi (sự sinh khởi) của toàn thể hơi thở, hay Tỳ khưu quán sát yếu tố diệt tận (sự diệt tận) của toàn thể hơi thở, hoặc Tỳ khưu quán sát yếu tố sinh khởi và diệt tận (sự sinh khởi và sự diệt tận) của toàn thể hơi thở.Hoặc Tỳ khưu chỉ thuần chánh niệm trên toàn thể hơi thở mà thôi (Chỉ có hơi thở, không có người, chúng sinh, đàn ông, đàn bà, cá nhân, tôi, của tôi, tự ngã, không có cái gì thuộc về tự ngã vv…).
Và chánh niệm này cần được thiết lập để giúp cho sự phát triển trí tuệ và chánh niệm về sau.Tỳ khưu không tham ái và tà kiến để khỏi lệ thuộc hay bám níu vào bất cứ vật gì trên đời.Tỳ khưu không dính mắc vào bất cứ gì trên thế gian hợp thành do ngũ uẩn thủ.Như vậy, này các thầy Tỳ khưu, Tỳ khưu quán sát thân trong thân.

1.2 HƯỚNG DẪN
Ở đây đề mục thiền Quán là hơi thở, chú tâm vào hơi thở vào và hơi thở ra. Khi hành thiền bạn giữ tâm trên hơi thở vô và hơi thở ra.
-Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. 
Chú tâm vào cửa mũi (chót mũi) và quán sát hơi thở “vào ra”, “vào ra”… Tâm phải đặt ở cửa mũi trong khi theo dõi hơi thở vào và ra. Phải quán sát hơi thở vào và hơi thở ra riêng biệt. Không ghép chúng dính liền với nhau.
-Thở vô dài, vị ấy biết rõ “Tôi thở vô dài”; thở ra dài, vị ấy biết rõ : “Tôi thở ra dài”. Thở vô ngắn, vị ấy biết rõ “Tôi thở vô ngắn”. Thở ra ngắn, vị ấy biết rõ : “Tôi thở ra ngắn”. 
Trong suốt thời gian quán sát hơi thở; đôi lúc thiền sinh bỗng thở vào/ra một hơi dài hoặc ngắn. Thiền sinh phải nhận biết “tôi đang thở vào/radài hoặc ngắn”. Ðiều này có nghĩa là thiền sinh không quên ghi nhận hơi thở khi thiền sinh có sự chú tâm đầy đủ vào hơi thở, chứ không có nghĩa là thiền sinh phải cố ý thở ra một hơi dài hoặc ngắn để biết rằng mình đang thở một hơi dài hoặc ngắn. Chữ “biết” ở đây có nghĩa là biết một cách trọn vẹn chứ không phải chỉ biết hời hợt bề mặt.
-“Nhận thức rõ toàn thể hơi thở vô” (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt), tôi sẽ thở vô. “Nhận thức rõ toàn thể hơi thở ra” (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt), tôi sẽ thở ra.
Nghĩa là: “Tôi biết rõ, biết trọn vẹn toàn thể, đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối của hơi thở, tôi ‘sẽ’ thở vào. Tôi biết rõ, biết trọn vẹn toàn thể, đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối của hơi thở ra, tôi ‘sẽ’ thở ra”.
Khi quán sát hơi thở bạn phải cố gắng để thấy rõ ràng toàn thể hơi thở. Nhận thức rõ có nghĩa là biết được hơi thở, biết trọn vẹn, cố gắng ý thức được hơi thở một cách sắc bén. “Toàn thể” ở đây có nghĩa là sự khởi đầu, kéo dài và chấm dứt. Bởi vậy, thiền sinh phải cố gắng ý thức trọn vẹn sự khởi đầu, kéo dài và chấm dứt của hơi thở.
-“An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập; “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Nghĩa là: Tinh tấn chú tâm vào hơi thở lúc hơi thở trở nên vi tế khi thở vào, tôi sẽ thở vào. Tinh tấn chú tâm vào hơi thở lúc hơi thở trở nên vi tế khi thở ra, tôi sẽ thở ra.
Khi hơi thở vào trở nên an tịnh, vi tế khó thấy, khó ghi nhận; phải cố gắng chú tâm và tinh tấn nhiều hơn để thấy rõ. Khi hơi thở ra trở nên an tịnh, vi tế khó thấy, khó ghi nhận; phải cố gắng chú tâmvà tinh tấn nhiều hơn để thấy rõ.
Do đó, trong lúc hành thiền, khi hơi thở trở nên quá vi tế không thể nhận ra được thì bạn cũng đừng vội vã bỏ thiền. Bạn phải tự khích lệ và tinh tấn để quán sát hơi thở nhỏ nhặt vi tế ấy cho đến khi hơi thở rõ ràng trở lại.

Như vậy, Tỳ khưu quán sát thân trong nội thân hay Tỳ khưu quán sát thân trong ngoại thân hay Tỳ khưu quán sát thân trong nội thân và ngoại thân.
-Quán thân trên nội thân, nghĩa là thiền sinh quán sát hay ghi nhận hơi thở vào và hơi thở ra của mình.
-Quán thân trên ngoại thânnghĩa là trong khi quán sát hơi thở mình bỗng nhiên “nghĩ” đến hơi thở của người khác.
-Quán thân trên cả nội thân, ngoại thânnghĩa là qua lại cả hai trường hợp trên.
-Tỳ khưu quán sát yếu tố sinh khởi (sự sinh khởi) của toàn thể hơi thở, hay Tỳ khưu quán sát yếu tố diệt tận (sự diệt tận) của toàn thể hơi thở, hoặc Tỳ khưu quán sát yếu tố sinh khởi và diệt tận (sự sinh khởi và sự diệt tận) của toàn thể hơi thở.Hoặc Tỳ khưu chỉ thuần chánh niệm trên toàn thể hơi thở mà thôi . Và chánh niệm này cần được thiết lập để giúp cho sự phát triển trí tuệ và chánh niệm về sau.

Nghĩa là quán sự sinh khởi của hơi thở, hay quán sát sự diệt tận của hơi thở, hay quán sát sự sinh khởi và sự diệt tận của hơi thở”.Hoặc chánh niệm rằng chỉ có toàn thể hơi thở mà thôi (nghĩa là chỉ có thuần hơi thở mà thôi).
Khi thiền sinh chánh niệm trên hơi thở, thì “chỉ chánh niệm trên hơi thở mà thôi”. Nghĩa là khi chú tâm vào hơi thở, thiền sinh không thấy gì ngoài hơi thở. Chỉ có hơi thở, không có người, không có chúng sinh, không có đàn ông, không có đàn bà, không có cá nhân, không có tôi, không có của tôi, không có linh hồn hay tự ngã, không có cái gì thuộc về linh hồn hay tự ngã vv… Chỉ có hơi thở mà không có ai điều khiển, sắp đặt hơi thở, không có ai ra lệnh cho hơi thở cũng không có ai tạo ra hơi thở, chỉ có hơi thở mà thôi. Thấy được như thế là chánh niệm đã được thiết lập.
Chánh niệm được thiết lập để giúp trí tuệ và định tâm đạt mức cao hơn. Khi bạn không thấy rằng: “chỉ có hơi thở mà thôi” mà lại thấy rằng hơi thở này là trường cửu hay có chủ, có linh hồn, có tự ngã hoặc luôn luôn thường còn thì trí tuệ bạn chưa được phát triển đầy đủ để thấy rõ bản chất thực sự của các pháp trên thế gian. Bởi vậy, chánh niệm rằng: “chỉ có hơi thở mà thôi” rất cần thiết cho việc khai triển trí tuệ.
Tỳ khưu không tham ái và tà kiến để khỏi lệ thuộc hay bám níu vào bất cứ vật gì trên đời.Tỳ khưu không dính mắc vào bất cứ gì trên thế gian hợp thành do ngũ uẩn thủ.Như vậy, này các thầy Tỳ khưu, Tỳ khưu quán sát thân trong thân.

MỘT SỐ LƯU Ý
-Thiền Ðịnh giúp đạt tâm định hay đạt các tầng định. Thiền Quán – Minh Sát dẫn đến chỗ loại bỏ các phiền não trong tâm.
-Khi dùng hơi thở làm đề mục Thiền Ðịnh, bạn chú tâm vào hơi thở và đếm từng hơi thở. Về sau chỉ dùng cách “nhận biết” theo dõi hơi thở mà không đếm. Bạn chỉ cần chú tâm nhận biết hơi thở và về sau hơi thở sẽ càng lúc càng vi tế hơn.
-Khi lấy hơi thở làm đề mục Thiền Minh Sát, bạn sẽ không đếm hơi thở mà chỉ Chú Tâm Chánh Niệm Trên Hơi Thở Vào Ra và tập quán sát hơi thở trong bốn trường hợp: 1-Hơi thở vào ra; 2-Hơi thở vào ra dài, ngắn;3-Thấy rõ toàn thể hơi thở (khởi đầu, trải dài và chấm dứt) và 4-Tinh tấn chú tâm khi hơi thở vi tế.
-Thiền Minh Sát dạy QUÁN SÁT sự sinh diệt của đối tượng. Trong khi hành Thiền Định, bạn chỉ CHÚ TÂM vào đối tượng thôi. Khi bạn chú tâm và quán sát sự sinh diệt hay sự khởi sinh và sự chấm dứt của đối tượng thì TUỆ SANH KHỞI, BẠN SẼ KHÔNG BỊ LUYẾN ÁI HAY DÍNH MẮC VÀO BẤT CỨ ĐIỀU GÌ. Thực hành như thế là hành Thiền Minh Sát (Vipassanaa).
-Khi hành Thiền Minh Sát, bạn chú tâm chánh niệm vào hơi thở đồng thời chánh niệm tỉnh giác vào bất cứ những gì đang xảy ra ở sáu giác quan (thấy, nghe…) trong giây phút hiện tại. Thấy điều gì, bạn phải chánh niệm ghi nhận, nghe điều gì, bạn phải chánh niệm ghi nhận, suy nghĩ điều gì hay bị phóng tâm, bạn đều phải chánh niệm ghi nhận.

Trong hình ảnh có thể có: thực vật

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 15 người, đám đông

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 17 người, mọi người đang ngồi, đám đông, giày và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: thực vật, thiên nhiên, ngoài trời và món ăn

Trong hình ảnh có thể có: thực vật và ngoài trời

 

 

 

 

Trước Talkshow TÔI LÀ PHẬT TỬ - Số 2: Phóng sanh
Sau Talkshow TÔI LÀ PHẬT TỬ - Số 3: Thực hành tâm linh

Thông tin tác giả

Bài viết bạn có thể thích

Hội Từ Tâm

Tiền Giang: Đêm Hội Trung Thu Kết Nối Yêu Thương

Tối ngày 17/09/2013, tại Tổ Đình Phước Lâm (Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang) đã diễn ra Đêm Hội Trung Thu Kết Nối Yêu Thương. Được biết, Đêm

Đặt Tin Chính

CHƯƠNG TRÌNH KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU PL.2558-DL.2014

Kính gửi quý Phật tử chương trình Vu Lan & từ thiện.   Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu tháng 7, thể theo lời Đức Phậtdạy và noi gương hiếu hạnh

Hướng Thiện

Thuận theo tự nhiên là một loại phúc

QATV.VN – Lão Tử nói: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên”. Trong cuộc sống cũng vậy, rất nhiều sự việc

0 Bình luận

Chưa có bình luận!

Bạn có thể là người đầu tiên bình luận bài viết này

Để lại phản hồi