Mưu sinh trong tinh thần Bát chánh đạo
Với câu hỏi này, đã có một Phật tử nói với tôi rằng: lúc chưa quy y thì thấy dễ làm ăn, nhưng quy y rồi thấy khó làm ăn quá vì khi chưa quy y chưa biết nhân quả nghiệp báo thì cứ thấy làm gì có tiền, có lợi nhuận là làm, nhưng quy y rồi thì phải suy nghĩ lựa chọn kinh doanh rất kỹ vì sợ vướng phải nghiệp xấu. Đứng về khía cạnh lợi nhuận kinh doanh thì câu nói này không sai. Nhưng đã là Phật tử, chúng ta phải thực hành Chánh nghiệp và Chánh mạng, tức là chúng ta không vì lợi ích kinh doanh hay lợi ích cá nhân hay vì làm giàu mà gây ác nghiệp – tổn hại đến chúng sanh, bởi làm thế có thể có lợi ích trước mắt nhưng sẽ phải chịu khổ quả về sau gấp nhiều lần.
Theo tôi, kinh doanh theo lời Phật dạy có thể phát triển chậm trong giai đoạn đầu, nhưng không có nghĩa là không thể phát triển. Và một khi đã phát triển rồi thì sẽ rất bền vững. Vì vậy, cần có niềm tin và sự kiên nhẫn thì ắt sẽ thành công.
Trên thực tế có rất nhiều nghề mà khi kinh doanh không hề phạm đến những điều cấm giới của nhà Phật. Nói tới kinh doanh thì phải nói tới đạo đức trong kinh doanh. Cho nên dù là Phật tử hay không phải là Phật tử thì doanh nhân cũng vẫn phải giữ đạo đức trong kinh doanh thì sự thành công trong đó mới được xã hội công nhận và tôn vinh.
Là người Phật tử khởi nghiệp, như tôi nói – phải dựa trên nền tảng của Bát Chánh đạo, tức là có cái nhìn cái thấy đúng đắn về kinh doanh (Chánh kiến); suy nghĩ và đề ra mục tiêu chân chánh về nghề mình chọn (Chánh tư duy), quảng bá hình ảnh, sản phẩm trung thực (Chánh ngữ); mua bán trung thực (Chánh nghiệp); kinh doanh chân chánh (Chánh mạng, tức không buôn lậu, không buôn bán các loại hàng cấm, không kinh doanh trên mạng sống hay tổn hại mạng sống chúng sanh,…); có tâm huyết với nghề và theo đuổi nghề (Chánh tinh tấn); chiến lược phát triển kinh doanh chân chánh, không vì chạy theo lợi nhuận hay tâm tham dục mà bất chấp tất cả để phát triển kinh doanh sự nghiệp (Chánh niệm); có tâm xả ly, đem lợi ích kinh doanh để giúp đỡ người thân và chia sẻ cộng đồng (Chánh định).
Một doanh nhân đặt tiêu chí kinh doanh dựa trên chữ tín và tuân theo quy luật nhân quả nghiệp báo và Bát Chánh đạo như trên thì chắc chắn kinh doanh sẽ phát triển bền vững, thành tựu sự nghiệp.
Tôi khẳng định, tin vào quy luật nhân quả nghiệp báo, gieo nhân lành sẽ được hưởng trái ngọt.
SC.Thích nữ Huệ Đức
UVTT Ban Kinh tế-Tài chánh T.Ư GHPGVN
(Trịnh Thương ghi)
Thông tin tác giả
Bài viết bạn có thể thích
Sách: Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
Mật tông, hay Kim Cang thừa, là giai đoạn phát triển thứ ba của tư tưởng Đại thừa Phật giáo, sau Bát nhã và Duy thức; và Tây Tạng được
TT. Thích Tâm Đức trò chuyện với doanh nhân
TGPG.VN – Vào lúc 13 giờ, ngày 29-6-2013, tại nhà hàng chay Mandala, 110 Sương Nguyệt Ánh, Q.1, TP.HCM, TT. Thích Tâm Đức sẽ có buổi trò chuyện với giới doanh
Mật tông – Các giáo lý bí mật hay bí truyền
Mật tông là phần bí mật hay bí truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử