Ngài Naropa là ai?
Ngài Naropa (1016 – 1100), một vị thánh giả – học giả uyên bác Ấn độ, đã khởi đầu một truyền thống phong phú trong triết học Phật giáo. Di sản và pháp giáo của Ngài vượt qua khỏi dãy Hy Mã Lạp Sơn, định hướng tính cách và tu dưỡng của nhiều người và tiếp tục có ảnh hưởng lâu dài trong thế giới hiện đại. Cuộc đời Ngài được nêu lên như một tấm gương về sự quyết tâm, bền bỉ và nhẫn nại. Lời dạy của Ngài về Sáu Pháp Du Già của Naropa là một cột trụ cơ bản của truyền thống Kim Cương Thừa Phật Giáo. Kiến thức học từ kinh nghiệm và lòng từ bi trong hoạt động từ di sản của ngài đã giúp nền văn minh nở rộ vượt xa ngoài cộng đồng Phật giáo có liên quan trực tiếp.
Ngài Naropa ra đời trong dòng tộc nhiều đời làm vua và nhà quý tộc tại thời điểm mới sang thiên niên kỷ đầu tiên. Ngài hướng theo con đường tâm linh từ khi tuổi còn nhỏ và trở thành Hiệu trưởng trường đại học Nalanda. Nhờ vào trí tuệ sắc bén và kỹ năng diễn thuyết hùng hồn, Ngài trở thành “người giữ cổng Bắc” của Đại học Nalanda – một biệt danh mang đầy sự kính trọng ưu tú. Dù thành công trong cuộc đời trần thế đến vậy, Ngài Naropa đã gặp Phật Mẫu Kim Cương (Vajra yogini) dưới hình tướng một người đàn bà xấu xí, sỉ nhục Ngài bằng việc chỉ ra những quan kiến sai lầm, rồi giục Ngài đi tìm vị thầy căn duyên của mình – đó là ngài Tilopa. Để tìm được thầy, Ngài Naropa phải trải qua mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ để tịnh hóa Nghiệp và kiểm chứng sự quyết tâm của mình. Mỗi thử thách trong cuộc đời Ngài làm tan vỡ những quan kiến sai lầm và tăng cường sự hiểu biết của Ngài về vũ trụ và cuối cùng là đưa Ngài đến cảnh giới Kim Cương Tổng Trì (Vajradhara) và giác ngộ viên mãn. Tại thời điểm thành tựu giác ngộ, Ngài Naropa đã được các vị Không Hành Mẫu (Dakini) dâng cúng Sáu thức trang hoàng bằng xương và bay lên bầu trời. Đến nay, các thức trang hoàng là một trong những Xá lợi được tôn kính nhất trong Phật giáo, và là biểu trưng lịch sử của hành trình Tâm linh vĩ đại của dãy Hy Mã Lạp Sơn. Sau khi đạt giác ngộ, Ngài Naropa đã truyền giảng trong toàn vùng và nhấn mạnh truyền thống trí tuệ từ thực tiễn, Sáu pháp Du già Naropa (bao gồm milam (yoga giấc mơ), tummo (yoga nội hỏa), bardo (yoga trạng thái trung gian), gyulu (yoga huyễn thân thể), osel (yoga ánh sáng tinh khiết), phowa (yoga chuyển di tâm thức), và thực hành tâm dâng hiến.
Ngày nay, những giáo pháp này được coi là giáo pháp cốt lõi của Phật giáo. Từ ngài Naropa, nhiều truyền thống Phật giáo nở rộ qua Ấn độ, Trung Á và nhiều nơi khác, cuộc đời và lời dạy của Ngài đã đánh dấu một thời kỳ mới của Phật giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ đến từng góc nhỏ của dãy Hy Mã Lạp Sơn và trên thế giới.
Sưu tầm
Thông tin tác giả
Bài viết bạn có thể thích
Chuyện cổ Phật gia: Lòng tham còn nguy hại hơn thuốc độc
Thời Ðức Phật còn tại thế, một hôm Ngài cùng tôn giả A Nan đi du hóa tại một vùng quê. Ðức Phật đang đi trên đường, bỗng Ngài bước
Sáu sức trang hoàng của Ngài Naropa
Sáu sức trang hoàng của ngài Naropa nằm trong những xá lợi có ý nghĩa nhất của Phật giáo đang sử dụng trong hiện tại. Ngài Naropa mang Sáu thức
Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm trong ngày linh thiêng
Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Trong đại