Thân trung ấm vô ngã
19/12/2015 150 Lượt xem

Thân trung ấm vô ngã

QATV.VN – Thân trung ấm cũng là một dạng sống có thân tâm tiếp nối giữa các thân, và hoàn toàn vô ngã.

HỎI: Theo giáo lý vô ngã thì con người sau khi chết đi ngũ uẩn tan rã, chỉ có nghiệp làm động lực dẫn dắt tái sinh. Truyền thống Phật giáo Bắc truyền có khái niệm thân trung ấm. Nếu chiếu theo giáo lý vô ngã, con người sau khi chết đâu còn lại gì nữa, như vậy bản chất của thân trung ấm là gì? Theo tôi, thuyết “thân trung ấm” không phù hợp lắm với giáo lý vô ngã nhưng xem ra gần gũi với thực tế cuộc sống. Nhiều người thấy người thân mới mất về trong đêm khuya, có người kể thấy họ về rất rõ ràng đang lúc tỉnh táo. Trường hợp người mới mất về “thăm nhà” phải chăng đây là trạng thái thân trung ấm? (NGỌC LINH, nguyenkhiem_ngoc@yahoo.com.vn)

dfa4767274fe888500b4892b533ff9a2

ĐÁP: Bạn Ngọc Linh thân mến!

Thân trung ấm hiện là quan niệm của Phật giáo Bắc truyền, khởi nguyên từ thời Phật giáo bộ phái rất xa xưa (không phải do Phật giáo Trung Quốc đặt ra). Phật giáo Nam truyền hiện không có quan niệm này.

Thân trung ấm tuy có vai trò như một thân trung gian chờ tìm cảnh giới tương ứng để tái sinh trong lục đạo nhưng nó không phải linh hồn (tự ngã, thuần nhất, bất biến). Do đó, bản chất của thân trung ấm cũng không khác gì với thân ngũ ấm (uẩn) hiện tiền của chúng ta đây, thân trung ấm vô ngã.

Nếu xem “thuyết thân trung ấm không phù hợp lắm với giáo lý vô ngã” là hiểu chưa tường tận về thân trung ấm. Đúng là “con người sau khi chết đi ngũ uẩn tan rã, chỉ có nghiệp làm động lực dẫn dắt tái sinh”, thân trung ấm là kết quả đầu tiên của sự tái sinh ấy. Sau khi hết tuổi thọ (dưới 7 ngày), các thân trung ấm sẽ chết đi tái sinh làm một thân trung ấm mới, tối đa là 7 lần (49 ngày) thì bỏ thân trung ấm cuối cùng để tái sinh vào lục đạo. Nói một cách dễ hiểu, trong dòng luân hồi vô tận, chúng ta khi thọ thân này, lúc thọ thân khác, thân trung ấm cũng vậy, là một dạng sống có thân tâm tiếp nối giữa các thân, và hoàn toàn vô ngã.

Theo Phật giáo Tạng truyền (thuộc Bắc truyền) thì thân trung ấm có khả năng biết rõ, thấy rõ toàn bộ đời sống của chúng ta, nhưng ngược lại, chúng ta không thể thấy biết gì về thân trung ấm. Dĩ nhiên phần lớn các thân trung ấm hay ở gần khu vực tang lễ của chính họ hoặc nơi có người thân, nhưng như đã nói, người phàm chúng ta không thể thấy họ.

Hiện tượng “nhiều người thấy người thân mới mất về trong đêm khuya, có người kể thấy họ về rất rõ ràng đang lúc tỉnh táo” phần lớn là do chúng ta thương nhớ người mất quá nhiều, do tâm luyến ái của thân trung ấm tác động vào, nên tâm mình tự huyễn ra thấy rõ người thân đã mất đang về.

Chúc bạn tinh tấn!

Theo Giác Ngộ

Trước Trung Quốc đang nỗ lực chống nạn sư giả
Sau Làm phim ngắn về sự chứng ngộ của Đức Phật

Thông tin tác giả

Bài viết bạn có thể thích

Đặt Tin Chính

Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan

QATV.VN – Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong

Dòng Thời Gian 0 Bình luận

Talkshow TÔI LÀ PHẬT TỬ – SỐ 27 : Hiểu và Thương

Nhân vật: Ca sĩ Võ Hạ Trâm MC. Quốc Bình, Tư vấn Phật pháp SC. HUỆ ĐỨC. TÔI LÀ PHẬT TỬ – SỐ 27 Chủ đề: Hiểu và Thương TÔI

Đặt Tin Chính

Đại lễ Vu Lan báo hiếu tại Quan Âm Tu Viện

QATV.VN – Hòa trong không khí hân hoan kỷ niệm mùa Vu lan Báo hiếu của người đệ tử Phật trên khắp năm châu, Quan Âm Tu Viện (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)